-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tham khảo cách chăm sóc sức khỏe tại nhà nếu chẳng may bạn là F0
Đăng bởi Sao Thái Bình
Thứ Sat,
24/07/2021
Lưu ý: Bài viết này dựa trên ý kiến cá nhân nhằm giúp người mắc COVID-19 tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà. Đây là chia sẻ của Bác sĩ Phạm Văn Phúc – Bệnh viện nhiệt đới Trung Ương.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không đại diện cho bất cứ cơ quan hay tổ chức nào.
Hiện tại, tùy theo tình hình của từng địa phương chính quyền và y tế sẽ có các biện pháp điều trị những người bệnh nhiễm COVID-19 phù hợp khác nhau, bạn nên theo hướng dẫn để được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Tuy nhiên, điều không mong muốn khi một số địa phương có số lượng người bị nhiễm COVID-19 gia tăng gây quá tải hệ thống y tế thì việc chăm sóc người bị nhiễm COVID-19 ở nhà là một biện pháp giúp giảm gánh nặng cho ngành y tế.
Vì vậy, chúng ta cần có hiểu biết rõ, tuyệt đối tuân thủ cách biện pháp cách ly, trang bị đủ kiến thức sức khỏe để tự bảo vệ bản thân, không tự ý dùng các thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ và tránh lây lan virus ra cộng đồng.
MỤC TIÊU ĐẦU TIÊN:
Người bệnh và người chăm sóc phải an toàn cho đến khi khỏi bệnh
Thứ 1: Người bệnh nên ở trong một phòng riêng biệt, nếu không đáp ứng được điều này thì họ cần ở một phần của căn nhà và hạn chế di chuyển xung quanh. Ngoài ra nên giữ khoảng cách với người khác ít nhất 2 mét và luôn mang khẩu trang. Phòng ở phải thông gió tốt, luôn mở cửa sổ.
Thứ 2: Chỉ nên có một người chăm sóc cho bệnh nhân và người chăm sóc đó không được có bệnh lý nền và tốt nhất là những người đã được tiêm vắc xin.
Thứ 3: Bất cứ lúc nào bệnh nhân chăm sóc đều phải đeo khẩu trang, và cả người chăm sóc cũng vậy. Và ngay sau khi người chăm sóc rời khỏi phòng, họ cần đảm bảo phải rửa tay sạch bằng nước với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
Thứ 4: Người bệnh cần có những dụng cụ sinh hoạt riêng như: bát đũa, cốc, khăn tắm… riêng
Thứ 5: Là bất kỳ bề mặt mà người bệnh thường xuyên tiếp xúc phải được làm sạch và khử trùng hàng ngày. Và rác thải của bệnh nhân phải được đóng gói an toàn và bỏ vào nơi thích hợp.
Thứ 6: Nghiêm cấm việc người thân đến thăm nom trong thời gian bị bệnh.
MỤC TIÊU THỨ HAI:
Khi bệnh nhân chăm sóc tại nhà là họ phải phát hiện được sớm các triệu chứng nặng để được thăm khám chăm sóc bởi bác sĩ và nhập viện.
Khi chăm sóc người bệnh tại nhà, điều quan trọng nhất là phải theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên. Tốt nhất, người bệnh nên được thăm khám mỗi ngày một lần và bất cứ lúc nào có triệu chứng bất thường. Các triệu chứng bất thường gợi ý tình trạng bệnh nặng bao gồm:
- Khó thở, đau ngực, cảm giác hụt hơi hoặc thở nhanh hơn bình thường khi ngồi yên.
- Khó khăn hoặc không thể làm những việc sinh hoạt bình thường trước đây.
- Đi bộ cảm giác chóng mặt.
- Nhịp thở > 20 chu kỳ/phút, mạch >100 chu kỳ/phút.
- Đối với người lớn tuổi thì ngoài cảm giác lâng lâng, mệt mỏi, lú lẫn cũng cần phải lưu ý.
- Đối với trẻ em, triệu chứng nặng thường sẽ khó phát hiện hơn, chúng ta phải quan sát các đặc điểm như quấy khóc tăng, lừ đừ, bỏ ăn, biểu hiện tím môi, mắt trũng do mất nước điện giải…
Và việc quan trọng là bệnh nhân cần được đánh giá độ bào hòa oxy (SpO2): Điều này thực sự cần thiết để bổ sung thông tin theo dõi hàng ngày, người bệnh nên có một máy đo độ bão hòa oxy cầm tay.
- Nên kẹp vào ngón tay ấm và chờ đủ thời gian để các thông số trên máy ổn định.
- Máy thường sẽ hiện chỉ số mạch và SpO2, thông thường màu chỉ số SpO2 là màu xanh
- Đồi với bất kỳ bệnh nhân có độ bão hòa oxy ≤ 94% cần phải liên hệ với cơ quan y tế ngay.
- Đối với bệnh nhân SpO2> 94% tiếp tục đánh giá theo dõi
- Người bệnh nên kẹp theo dõi SpO2 3 lần/ngày hoặc theo hướng dẫn của nhân viên y tế
Lưu ý: SpO2 không phải là chỉ số duy nhất để đánh giá mức độ nặng của bệnh. Vì thế nếu bạn có 1 bác sĩ thăm khám cho mình hàng ngày trực tiếp hay gián tiếp qua gọi Video là tốt nhất.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG NGHỈ NGƠI:
- Người bệnh nên có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, thêm hoa quả và rau xanh, uống đủ nước, bổ sung nước điện giải trong trường hợp có nôn hay tiêu chảy.
- Bạn cần tránh đọc những tin tức nhiều, đặc biệt về dịch bệnh tránh stress, nghe nhạc, tạo tinh thần thư thái và ngủ đủ giấc
- Không nên nằm nhiều tại giường, bạn có thể đi lại trong phòng, nằm đầu cao, nằm nghiêng.
- Những người bệnh có bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, viêm gan virus… cần tiếp tục duy trì thuốc điều trị hàng ngày.
- Ngoài dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao, đau nhiều theo hướng dẫn, bạn không dùng bất cứ thuốc hay thực phẩm chức năng khi không có chỉ định của bác sĩ. Cũng không làm theo bất cứ những gì trên mạng về cách điều trị virus tránh gây hại cho bản thân.
KHI NÀO ĐƯỢC XEM TẠM ỔN:
Nếu trong viện, xuất viện vào ngày thứ 10 kể từ thời điểm xét nghiệm (+) với SARSCoV-2 khi đạt các tiểu chuẩn sau:
- Không có triệu chứng lâm sàng trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm xét
nghiệm (+) với SARS-CoV-2.
- Tối thiểu lấy hai mẫu bệnh phẩm liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30); thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24h.
Tags:
covid19