-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tại sao phòng tắm khách sạn thường được làm bằng kính trắng trong suốt?
Đăng bởi Sao Thái Bình
Thứ Tue,
14/07/2020
Có bao giờ khi nghỉ ngơi tại khách sạn bạn thắc mắc rằng tại sao phòng tắm lại được làm bằng kính trong suốt? Những khách sạn càng cao cấp thì lại càng ưa chuộng cách thiết kế phòng tắm này. Bạn có biết lí do là gì không? Hãy cùng tìm hiểu với Sao Thái Bình nhé
Ý nghĩa tiết kiệm không gian
Vì mục đích kinh doanh nên hầu hết các khách sạn đều cố gắng tận dụng tối thiểu không gian để xây dựng càng nhiều phòng càng tốt, vì vậy, thông thường các phòng trong khách sạn đều tương đối nhỏ, dẫn đến phòng tắm cũng chiếm diện tích nhỏ là điều dĩ nhiên. Cho nên, nếu dùng kính trong suốt thì sẽ tạo cảm giác căn phòng và cả phòng tắm được nới rộng và thoáng hơn, chứ không hề có cảm giác tù túng như với tường gạch. Tức khách sạn dường như “an gian” thêm một chút không gian, “đánh lừa” du khách nhằm giúp họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi sử dụng phòng.
Bạn có thể dễ dàng thấy được rằng, độ dày của một bức tường sẽ phải gấp rất nhiều lần so với một tấm kính, mặt khác, xây dựng lại lâu, tốn nhiều chi phí, nhân công,…Vì vậy, việc thay thế những bức tường gạch dày cộm bằng một tấm kính mỏng nhưng chắc chắc chắn sẽ giúp khách sạn tiết kiệm không gian một cách đáng kể.
Mang đến không gian sống hài hòa và sang trọng
Việc chọn kính trong suốt để làm vách ngăn phòng tắm thay cho những bức tường gạch dày cộm đem đến cho không gian khách sạn sự hài hòa, sang trọng và đẳng cấp. Khi đó, phòng tắm dường như được dung hòa với không gian chung trong căn phòng, tạo sự chân thật, thoải mái, hiện đại và tiện nghi.
>>> Xem thêm: 3 tiêu trí lựa chọn đồ vải cho khách sạn (tại đây)
Tiết kiệm điện năng
Một trong những lí do chính đáng nhất lý giải cho việc phòng tắm khách sạn được làm bằng kính trong suốt là giúp tiết kiệm điện năng, hay tận dụng ánh sáng.
Nếu là vào ban ngày, ánh sáng tự nhiên từ ban công hay lỗ thông khí chiếu vào cũng đủ làm sáng phòng tắm trong suốt mà không cần dùng đến đèn điện.
Còn nếu là ban đêm, phòng tắm hoàn toàn có thể tận dụng ánh sáng chung trong phòng để nhìn và sinh hoạt bình thường mà cũng không cần phải có thiết bị điện tại đây.
Chính tiện ích này đã giúp khách sạn tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá hàng tháng mà vẫn không làm giảm đi chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng.
Thuận tiện cho việc vệ sinh phòng
Không những tạo vẻ hài hòa và sạch sẽ hơn cho không gian chung trong phòng khách sạn, việc phòng tắm được làm bằng kính trong suốt còn giúp việc vệ sinh, cọ rửa được dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng; đồng thời hạn chế tối đa việc bảo trì nội thất trong phòng khách sạn. Thay vì phải chà, lau sạch những vết ố, mốc meo trên tường gạch hay thậm chí phải sơn mới toàn bộ những bức tường, nhân viên chỉ cần dùng khăn hoặc giẻ lau lau kĩ càng một lúc là xong.
Phù hợp với những đôi tình nhân hay cặp vợ chồng
Hầu hết kiểu thiết kế này đều hướng đến phục vụ đối tượng khách hàng là những đôi tình nhân hay cặp vợ chồng, những người yêu thích sự lãng mạn, gần gũi và mọi không gian “chung” cùng đối phương. Họ sẽ chẳng phải ngượng ngùng hay bận tâm nếu phòng tắm dù trong suốt.
Ngoài ra, kiểu thiết kế này cũng chẳng ảnh hưởng gì đến những khách hàng đến lưu trú khách sạn một mình. Bởi mọi không gian trong phòng, kể cả phòng tắm, đều dành riêng cho họ.
Tuy nhiều tiện ích là vậy nhưng một số khách hàng vẫn tỏ ra không thực sự thoải mái vì họ cảm giác không có sự riêng tư, kín đáo.
Hiểu được tâm lý khách hàng, hiện nay, hầu hết khách sạn đều gắn thêm một tấm rèm kín hoặc kính chuyên dụng (loại kính có tác dụng làm mờ) để làm “riêng tư hóa” phòng tắm với không gian bên ngoài, trong phòng khách sạn.
Hoặc, một số khách hàng khác lại nghĩ ra cách xả nước cho hơi nóng bốc lên bám vào các tường kính để che đi mọi thứ. Giải pháp này có thể kéo dài trong một khoảng thời gian đủ để bạn giải quyết nhanh những vấn đề thiết yếu.
Rõ ràng, với những tiện ích thiết thực kể trên, kiểu phòng tắm bằng kính trong suốt hiện được ứng dụng rộng rãi tại nhiều khách sạn, nhà nghỉ lớn nhỏ như một xu hướng chung trong thiết kế nội thất khách sạn.